Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Cuộc đua tranh lách luật trần lãi suất huy động tiền đồng đã không còn dừng lại ở các ngân hàng thương mại (NHTM) quy mô nhỏ, mà thực sự đang lan rộng sang cả các ngân hàng cổ phần có gốc gác nhà nước.
Phương thức lách luật cũng trở nên đa dạng hơn, thay vì các hình thức một sổ (tiết kiệm) hai biểu lãi suất mộc mạc như trước đây.
Chuyện chẳng đặng đừng
Phản ánh với LĐ, một khách hàng cho biết vừa thực hiện giao dịch gửi 1 tỉ đồng tại chi nhánh một NHTM cổ phần gốc gác quốc doanh - có hội sở chính tại Hà Nội, với lãi suất lên tới 18,5%/năm trong thời hạn 1 tháng.
Thay vì lập sổ xác nhận gửi tiền cho khách hàng với hai mức lãi suất (lãi suất thực tế ghi trên sổ, thường là theo trần 14%/năm và phần lãi suất thoả thuận cộng thêm bên ngoài) như một số NHTM khác, chi nhánh NHTM trên thực hiện chuyển số tiền của khách hàng đang nằm trong tài khoản ATM sang hình thức nhận vốn ủy thác.
Sự linh động này thực tế đã giúp chi nhánh NHTM nói trên giữ lại một khoản vốn quý báu trong ngân hàng (NH), thay vì bị dịch chuyển sang NH khác trong bối cảnh lãi suất huy động phổ biến, như nhiều thông tin phản ánh, lên tới 18-20%/năm.
Là chuyện chẳng đặng đừng, song chi nhánh NHTM nói trên cũng thừa hiểu rằng sự “linh động” này hoàn toàn trái pháp luật và cũng không phải là đơn vị đầu tiên thực hiện huy động vốn trái luật theo hình thức nhận ủy thác.
Chỉ cách đây ít ngày, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - trong văn bản trả lời chính thức gửi tới NHNN chi nhánh Tiền Giang, từng cảnh báo rất rõ về hiện tượng này. Dù rằng các NH được thực hiện nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác để cho vay, song việc huy động vốn dưới hình thức nhận vốn ủy thác, theo NHNN là không đúng pháp luật.
Thực tế nghiệp vụ ủy thác cho vay là việc bên ủy thác giao vốn cho NHTM thông qua hợp đồng ủy thác để trực tiếp cho vay, thu nợ đối với khách hàng, bên ủy thác trả phí cho bên NHTM và thu lãi tiền vay từ khách hàng vay. Song dù là biến tướng dưới hình thức nào, điểm mấu chốt nhất vẫn là thực tế lãi suất huy động vượt xa trần quy định 14%/năm đang trở nên phổ biến và bản thân các NHTM quy mô lớn cũng không thể nằm ngoài luồng.
Nhiều đánh giá cho rằng, các NHTM có tiềm lực vốn lớn phải chấp nhận tăng lãi suất lên cao là nhằm chống lại sự dịch chuyển nguồn vốn sang các NHTM cổ phần quy nhỏ đang “treo” lãi suất huy động tiền đồng ở mức rất cao.
Mất tác dụng
Quyết định thắt chặt thêm chính sách tiền tệ thông qua việc nâng lãi suất thị trường mở từ 14%/năm lên 15%/năm một thời gian ngắn sau các điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu cho thấy, việc cạnh tranh huy động giữa các NH sẽ càng gay gắt hơn. Và thực tế lãi suất huy động tiền đồng phổ biến ở nhiều NHTM chỉ sau một thời gian biến động ngắn đã lên mức 18-20%, áp dụng đối với các khoản tiền gửi lớn.
Diễn biến cũng cho thấy, trần lãi suất huy động 14% mà NHNN đặt ra có thể đã không còn phù hợp trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn trong trạng thái căng thẳng. Sự căng thẳng có thể bước đầu lộ diện nếu chỉ cần nhìn vào sự sụt giảm tới 1,09% tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD trong tháng 4.2011 mà trong đó VND giảm đến 1,84%.
Đấy là chưa kể trong lúc tín dụng 4 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng 5%, tổng số dư tiền gửi đến cuối tháng 4.2011 lại chỉ tăng khoảng 0,46%. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tiền gửi vào NH sụt giảm, trong lúc lãi suất đầu vào vẫn cứ ồ ạt leo thang?
Nhiều chuyên gia và tổ chức đồng thuận với nhau khi cho rằng, thực tế dòng tiền tiết kiệm vào ngân hàng không hề được tăng thêm, mà chủ yếu chạy lòng vòng trong hệ thống dưới tác động của biến động lãi suất. Kẻ kéo người giữ, buộc các ngân hàng phải cạnh tranh bằng cách thi nhau đẩy lãi suất lên.
Và đương nhiên, khi lãi suất đầu vào cao sẽ khiến lãi suất cho vay đầu ra cao dẫn đến hệ quả là mặt bằng lãi suất không thể giảm được. Cty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, NHNN có thể xem xét sớm tháo bỏ quy định trần lãi suất 14%/năm để lãi suất vận hành theo cơ chế thị trường hơn, tránh việc cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, dẫn đến việc vốn huy động không tăng thêm mà chỉ chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng.
Song đồng thời với giải pháp này, một số chuyên gia lại cho rằng cần khống chế một mức trần lãi suất cho vay (đầu ra) ở mức hợp lý mà cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có thể chấp nhận và hài hoà lợi ích. Thay vì giữ trần đầu vào, song lại để mở đầu ra khiến lãi vay liên tục biến động, kéo theo những biến tướng của lãi suất huy động hiện nay. Song mở trần huy động lúc nào, ấn định trần vay ở mức bao nhiêu lại phụ thuộc vào quyết định và các tính toán không hề đơn giản từ phía NHNN.
(Báo Lao Động)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.